CAO SU CHỊU ĐƯỢC NHIỆT ĐỘ BAO NHIÊU?

Ống nối cao su

Nhiệt độ mà cao su chịu được tùy thuộc và loại nguyên vật liệu mà cao su được chế tạo

Cao su chịu nhiệt là gì?

Cao su chịu nhiệt là loại tấm cao su, gioăng cao su, thảm cao su, ống cao su… cao su có tính đàn hồi, kết dính và ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Cao su chịu nhiệt độ cao được chế tạo từ các nguyên vật liệu cao su chịu nhiệt.

Các loại nguyên vật liệu cao su chịu nhiệt thường được sử dụng

Cao su silicone:

  • Cao su silicone có khả năng chịu nhiệt lên tới 220 độ thường, được sử dụng trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Cao su silicone chịu được một số hóa chất nhẹ.
  • Ứng dụng của tấm silicon chịu nhiệt rất đa dạng.
  • Tấm cao su silicon có nhiều kích thước khác nhau với độ dày phổ biến là 1 ly (1mm), 2 ly (2mm), 3 ly (3mm), 5 ly (mm), 10 ly (mm) cho tới 20 ly (mm).
  • Tấm Cao su silicone còn được cắt nhỏ ra để làm gioăng cao su chịu nhiệt, tấm cao su chịu nhiệt theo nhu cầu sử dụng

Cao su NRB:

  • Tấm cao su NRB là loại cao su được làm từ vật liệu cao su chịu dầu NBR có khả năng chịu nhiệt lên tới 120 độ C.
  •  Ứng dụng của tấm cao su chịu dầu NBR thường được dùng làm gioăng cao su chịu dầu, đệm, tấm đỡ trong các máy móc, đường ống dẫn dầu nóng.

Cao su viton

  • Tấm cao su viton được làm từ vật liệu cao su Viton (FKM) có khả năng chịu nhiệt lên tới 200 độ C bên cạnh khả năng chịu hóa chất, chịu mài mòn.
  • Tấm cao su viton thường được sử dụng làm gioăng cao su mặt bích chịu nhiệt, chịu hóa chất..

Cao su EPDM

  • Tấm cao su EPDM được làm từ vật liệu cao su EPDM, chịu nhiệt độ 150 độ C.
  • Tấm cao su EPDM được sử dụng chủ yếu làm gioăng cao su mặt bích chịu nhiệt ở các đường ống dẫn nước nóng, gioăng làm kín chịu nhiệt hơi nước…

Đặc điểm, đặc tính của cao su chịu nhiệt độ cao

Cũng như tấm cao su với các tính năng đặc trưng, tấm cao su chịu nhiệt, gioăng cao su chịu nhiệt, ống cao su chịu nhiệt ngoài khả năng chống chịu với nhiệt độ cao cũng có những tính năng của cao su như:

  • Khả năng chịu nhiệt
  • Khả năng chịu lực ép thay đổi hình dạng.
  • Khả năng chịu hoá chất, dung môi (chịu xăng dầu…)
  • Khả năng chịu mài mòn
  • Khả năng chịu acid, bazơ, v.v…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *